Thông tin về chương trình “Vinh danh doanh nghiệp, doanh nhân tiên phong trong chuyển đổi số và phát triển Công trình xanh của ngành Xây dựng”

10:48 - 21/02/2023

Chương trình “Vinh danh doanh nghiệp, doanh nhân Tiên phong trong Chuyển đổi số và Phát triển công trình xanh của ngành Xây dựng” do Tổng hội Xây dựng Việt Nam tổ chức dự kiến diễn ra lúc 20h- 21h30 Chủ Nhật - ngày 23/4/2023.

Ảnh minh họa.

I. Tầm quan trọng của chuyển đổi số đối với sự phát triển của ngành Xây dựng Việt Nam:

Chuyển đổi số là quá trình thay đổi tổng thể và toàn diện của cá nhân, tổ chức về cách sống, cách làm việc và phương thức sản xuất dựa trên các công nghệ số. Hiện nay, chuyển đổi số đã trở thành một yêu cầu bắt buộc mà các doanh nghiệp cần phải tham gia tích cực và phát triển mạnh mẽ để không bị tụt lại phía sau. Đặc biệt, trong lĩnh vực xây dựng đang phải đối mặt với mức độ cạnh tranh gay gắt, không chỉ diễn ra giữa các doanh nghiệp trong nước mà còn có sự tham gia của doanh nghiệp nước ngoài. Chuyển đổi số là xu thế tất yếu của phát triển, là nhiệm vụ đặc biệt quan trọng, vừa cấp bách vừa lâu dài của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội, tạo ra sự đột phá trong phát triển KT-X.

Chuyển đổi số ngành Xây dựng là một trong những mục tiêu chiến lược của toàn ngành, đã được Bộ Xây dựng xác định là nội dung quan trọng, góp phần tăng năng suất lao động; tăng sức cạnh tranh của sản phẩm, hàng hóa và doanh nghiệp trong lĩnh vực xây dựng. Mục tiêu này nhằm hướng tới phát triển ngành Xây dựng hiện đại, tiên tiến, phù hợp xu thế công nghệ, hiện đại của của thế giới.

Chuyển đổi số ngành Xây dựng là nội dung rất quan trọng cần tập trung tổ chức thực hiện có hiệu quả để góp phần tăng năng suất lao động, tăng sức cạnh tranh của sản phẩm, hàng hóa và doanh nghiệp trong lĩnh vực xây dựng nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước, nâng cao chất lượng dịch vụ công.

Thực hiện chỉ đạo của Chính phủ, ngành Xây dựng nhận thức sâu sắc, đầy đủ về tầm quan trọng của chuyển đổi số đối với sự phát triển của ngành, ngày 31/7/2020, Bộ trưởng Bộ Xây dựng đã phê duyệt “Kế hoạch Chuyển đối số ngành Xây dựng giai đoạn 2020 - 2025 định hướng đến năm 2030”. Đây là kim chỉ nam cho hoạt động chuyển đổi số của ngành Xây dựng, nhằm góp phần hiện thực hóa mục tiêu đưa Việt Nam trở thành quốc gia số, ổn định và thịnh vượng, tiên phong trong thử nghiệm các công nghệ và mô hình mới.

Bên cạnh chuyển đổi số, xây dựng đô thị thông minh cũng đang trở thành xu thế chung của các đô thị hiện đại trên thế giới, nhằm từng bước nâng cao chất lượng cuộc sống và làm việc của cộng đồng; thúc đẩy đổi mới, sáng tạo phát triển kinh tế; đồng thời bảo vệ môi trường trên cơ sở tăng cường liên thông, chia sẻ dữ liệu, an toàn an ninh và dịch vụ công.

2. Xu thế phát triển công trình xanh và vật liệu xây dựng xanh, thân thiện với môi trường:

Công trình xanh là xu thế phát triển hiện đại, khi môi trường sống của con người đang bị tác động bởi các yếu tố như: Biến đổi khí hậu, ô nhiễm môi trường và cạn kiệt tài nguyên. Việt Nam cần chủ động hơn trong phát triển công trình xanh để tạo sức hút và đạt mục tiêu trong cuộc đua giảm phát thải toàn cầu.Vấn đề này đặt ra nhiều thách thức, song cũng tạo ra không ít cơ hội cho các nhà đầu tư.

Ngày nay, vật liệu xây dựng xanh, thân thiện với môi trường đang trở thành xu thế phát triển. Đồng thời, là mục tiêu hướng tới của ngành công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng Việt Nam trong thời gian tới. Với những lợi ích từ việc sử dụng năng lượng, tiết kiệm tài nguyên; vì vậy các loại vật liệu thân thiện môi trường, vật liệu có mức phát thải thấp và các thiết bị đã và đang được ưu tiên sử dụng trong công trình xây dựng.

Đảng, Nhà nước, Chính phủ đã có nhiều chủ trương, chính sách, văn bản quy phạm pháp luật, các chương trình, kế hoạch để thúc đẩy việc sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả, bảo vệ môi trường, giảm phát thải khí nhà kính trong các hoạt động kinh tế xã hội, trong đó có lĩnh vực công trình xây dựng.

Những  năm gần đây, nắm bắt được xu thế của thời đại, nhiều địa phương, nhiều doanh nghiệp ngành xây dựng đã tiên phong trong thực hiện lộ trình chuyển đổi số và đầu tư, phát triển xây dựng các khu công nghiệp xanh; đô thị xanh; bất động sản nghỉ dưỡng xanh và sản xuất vật liệu xây dựng xanh, thân thiện với môi trường. Trong đó, hội đủ các yếu tố về sử dụng tiết kiệm, hiệu quả năng lượng; tiết kiệm tài nguyên, bảo vệ môi trường, giảm phát thải khí nhà kính và đảm bảo sức khỏe cho người sử dụng.

Tại Hội nghị lần thứ 26 các bên tham gia Công ước khung của Liên Hiệp Quốc về biến đổi khí hậu (COP 26) cuối năm 2021, Thủ tướng Chính phủ đã đưa ra cam kết mạnh mẽ đến năm 2050 Việt Nam sẽ là quốc gia đạt mức phát thải ròng bằng 0. Với mục tiêu giảm phát thải hơn 74 triệu tấn CO2 trong 3 lĩnh vực là sản xuất vật liệu xây dựng, tòa nhà và quá trình công nghiệp. Doanh nghiệp ngành Xây dựng cần chung tay đồng hành cùng Chính phủ trong chuyển đổi số Quốc gia và thực hiện cam kết tại Hội nghị COP26, đặt mục tiêu “Việt Nam đạt mức phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050”.

Nhân dịp kỷ niệm 65 năm Ngày truyền thống ngành Xây dựng Việt Nam (29/4/1958 - 29/4/2023), để góp phần tuyên truyền những thành tựu đạt được của ngành Xây dựng Việt Nam, đồng thời ghi nhận và đánh giá cao những đóng góp tích cực của đội ngũ doanh nghiệp, doanh nhân ngành Xây dựng tiên phong trong chuyển số, đầu tư, phát triển các công trình xanh và sản xuất vật liệu xây dựng xanh.

Với ý nghĩa trên, Tổng hội Xây dựng Việt Nam đã báo cáo và mời Bộ Xây dựng tham gia trao giải tổ chức “Vinh danh doanh nghiệp, doanh nhân Tiên phong trong Chuyển đổi số và Phát triển công trình xanh của ngành Xây dựng”.

I. MỤC ĐÍCH, Ý NGHĨA VÀ YÊU CẦU

  1. Là hoạt động thiết thực chào mừng kỷ niệm 65 năm Ngày truyền thống ngành Xây dựng Việt Nam (29/4/1958 - 29/4/2023).
  2. Là dịp để các doanh nghiệp và doanh nhân chia sẻ kinh nghiệm về chuyển đổi số; gắn kết giữa Chuyển đổi số với xây dựng Đô thị thông minh; Đầu tư, phát triển các công trình xanh; sản xuất Vật liệu xanh, thân thiện với môi trường.
  3. Ghi nhận và đánh giá cao những đóng góp tích cực của đội ngũ doanh nghiệp, doanh nhân ngành Xây dựng tiên phong trong Chuyển đổi số; đầu tư, phát triển Đô thị thông minh; đầu tư, phát triển các Công trình xanh, thân thiện với môi trường (bao gồm: Khu công nghiệp xanh; Nhà máy xanh; Đô thị xanh; Bất động sản nghỉ dưỡng xanh) và sản xuất Vật liệu xanh, thân thiện với môi trường.
  4. Chương trình “Vinh danh doanh nghiệp, doanh nhân Tiên phong trong Chuyển đổi số và Phát triển công trình xanh của ngành Xây dựng” phải được tổ chức trang trọng, đảm bảo uy tín, chất lượng, tiết kiệm và hiệu quả; tạo ấn tượng và có sức lan tỏa sâu rộng trong các doanh nghiệp, doanh nhân của ngành Xây dựng.

II. NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNH

Tổ chức Chương trình “Vinh danh doanh nghiệp, doanh nhân Tiên phong trong Chuyển đổi số và Phát triển công trình xanh của ngành Xây dựng” được truyền hình trực tiếp trên sóng của Đài truyền hình Kỹ thuật số VTC.

  1. Thời gian (dự kiến): Từ 20h00’- 21h30’ Chủ Nhật, ngày 23/4/2023.
  2. Địa điểm (dự kiến): Tại Nhà hát Hát lớn Hà Nội.
  3. Số lượng đại biểu (dự kiến): 350 đại biểu.
  4. Thành phần tham dự (dự kiến):

- Mời đại diện lãnh đạo Bộ Xây dựng cùng đại diện lãnh đạo một số Bộ, ban, ngành Trung ương;
- Mời đại diện lãnh đạo các Hiệp hội, Hội ngành nghề Xây dựng;

- Mời đại diện lãnh đạo đơn vị tài trợ;

- Một số phóng viên cơ quan thông tấn, báo chí tuyên truyền cho sự kiện.

- Đại diện các doanh nghiệp và doanh nhân đạt danh hiệu.

  1. Ban Tổ chức trao 07 hạng mục cho doanh nghiệp, gồm:

5.1. Doanh nghiệp Tiên phong trong Chuyển đổi số của ngành Xây dựng.

5.2. Doanh nghiệp Tiên phong trong đầu tư, phát triển Đô thị thông minh.

5.3. Doanh nghiệp Tiên phong trong đầu tư, phát triển Bất động sản xanh/Đô thị xanh, thân thiện với môi trường.

5.4. Thương hiệu Vật liệu xây dựng xanh, thân thiện với môi trường.

5.5. Doanh nghiệp Tiên phong trong đầu tư, phát triển khu Công nghiệp xanh, thân thiện với môi trường.

5.6. Doanh nghiệp Tiên phong trong đầu tư, phát triển Bất động sản nghỉ dưỡng xanh, thân thiện với môi trường.

5.7. Doanh nghiệp Tiên phong trong đầu tư, phát triển Nhà máy xanh, thân thiện với môi trường.

  1. Ban Tổ chức trao 04 hạng mục cho doanh nhân, gồm:

6.1. Nhà quản lý Tiên phong trong Chuyển đổi số của ngành Xây dựng.

6.2. Nhà quản lý Tiên phong trong đầu tư, phát triển Đô thị thông minh.

6.3. Nhà quản lý Tiên phong trong đầu tư, phát triển Công trình xanh, thân thiện với môi trường (gồm: Bất động sản; khu đô thị; khu công nghiệp; nhà máy; khu nghỉ dưỡng).

6.4. Nhà quản lý Tiên phong trong sản xuất Vật liệu xây dựng xanh, thân thiện với môi trường.

III. THÀNH PHẦN VÀ TIÊU CHÍ THAM GIA

  1. Thành phần tham gia:

      Các doanh nghiệp, doanh nhân tiêu biểu hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực thi công xây dựng, đầu tư phát triển bất động sản, đầu tư phát triển bất động sản công nghiệp, sản xuất vật liệu xây dựng; các doanh nghiệp đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất thân thiện với môi trường, có những đóng góp tích cực cho sự phát triển kinh tế của địa phương và đất nước; không vi phạm pháp luật Việt Nam; hoạt động hiệu quả; đảm bảo tiêu chí của Ban tổ chức.

  1. Tiêu chí:

2.1. Tiêu chí 07 hạng mục trao cho tập thể doanh nghiệp:

(kèm theo phiếu khảo sát về tiêu chí doanh nghiệp chuyển đổi số của ngành Xây dựng).

2.2. Tiêu chí 04 hạng mục trao cho doanh nhân:

(kèm theo phiếu khảo sát tiêu chí doanh nghiệp Xanh).

IV. HỘI ĐỒNG GIÁM KHẢO CHUYÊN MÔN

  1. Hội đồng Giám khảo chuyên đề về Chuyển đổi số và phát triển Đô thị thông minh.
  2. Hội đồng Giám khảo chuyên đề về Phát triển công trình xanh, vật liệu xanh.

V. TRÁCH NHIỆM CỦA ĐƠN VỊ, CÁ NHÂN THAM GIA

      1. Cung cấp đầy đủ và chính xác thông tin của đơn vị/cá nhân về BTC.

      2. Chịu trách nhiệm trước BTC về tính trung thực trong thông tin của đơn vị

VI. QUYỀN LỢI CỦA ĐƠNVỊ, CÁ NHÂN THAM GIA

  1. Ban tổ chức mời 04 đại biểu tham dự chương trình.
  2. Logo đơn vị/họ, tên, chức danh doanh nhân in trên 01 bakdrop (KT: 3m x 5m) đặt trang trọng tại sảnh của địa điểm tổ chức chương trình.
  3. Logo đơn vị/họ tên và chức danh của doanh nhân in trên 01 banner standee (KT: 1,8m x 1,0m) đặt tại sảnh của địa điểm tổ chức chương trình.
  4. MC giới thiệu đại diện đơn vị/họ tên và chức danh của doanh nhân khi lên sân khấu nhận danh hiệu.
  5. Đơn vị/cá nhân nhận 01 Giấy chứng nhận và 01 Biểu tượng vinh danh.
  6. BTC tặng 01 đĩa ảnh và 01 DVD để phục vụ cho công tác truyền thông.
  7. Được sử dụng hình ảnh chương trình để quảng bá cho doanh nghiệp.

VII. ĐIỀU KHOẢN ÁP DỤNG

Ban tổ chức có quyền hủy và thu hồi Quyết định trao tặng danh hiệu khi phát hiện đơn vị, cá nhân vi phạm một trong các tiêu chí của Ban tổ chức.

VIII. CƠ QUAN TRUYỀN THÔNG CHO SỰ KIỆN (dự kiến).

Ban tổ chức mời một số cơ quan báo chí, truyền hình của Trung ương và một số Bộ, Ngành dự và đưa tin tuyên truyền cho sự kiện.

Chương trình được triển khai tới doanh nghiệp ngành Xây dựng của 63 tỉnh, thành phố và các Tập đoàn, Tổng công ty ngành Xây dựng trên toàn quốc.

Để đảm bảo thời gian tuyển chọn và thẩm định thực tế tại đơn vị doanh nghiệp, Ban Tổ chức trân trọng đề nghị Quý doanh nghiệp, doanh nhân gửi Hồ sơ đăng ký tham gia chương trình về Thường trực Ban Thư ký, thời gian chậm nhất trước ngày 10/3/2023.

Thông tin chi tiết liên hệ cán bộ phụ trách Nguyễn Gia An - Số Điện thoại: 0912.852.114.

THXDVN

Giải Pickleball 38 năm Tạp chí Người Xây dựng hướng về đồng bào vùng cao (10:25 - 16/12/2024)
Thông báo mới về tiếp nhận hồ sơ cấp Chứng chỉ hoạt động xây dựng (19:22 - 09/12/2024)
Cải tạo hành lang xanh dọc ven biển Cửa Đại (16:36 - 08/12/2024)
Giải pháp xanh cho xây dựng bền vững khu vực ĐBSCL (18:27 - 07/12/2024)
Chủ tịch Tổng hội Xây dựng Việt Nam tham dự Diễn đàn Kỹ sư Lan Thương-Mê Kông 2024 (10:38 - 07/12/2024)